Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Lượt xem: 2938Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 Chúng tôi xin giải thích như sau:
Bạn chỉ có 1 địa điểm để đặt trụ sở chinh, bạn muốn có nhiều địa điểm kinh doanh khác nữa để bán hàng, đặt nhà xưởng hoặc làm kho chứa hàng. Trong trường hợp này, bạn không cần phải mở 1 chi nhánh để thực hiện tất cả chức năng của công ty và chịu thuế môn bài 1tr/năm, bạn cũng không nên mở văn phòng đại diện với chức năng: giao dịch và tiếp thị vì không đúng chức năng mà bạn muốn. Bạn cần thực hiện 1 hoặc 1 số chức năng cụ thể mà thôi, thì việc thành lập địa điểm kinh doanh là đúng đắn nhất.
Nên thành lập chi nhánh, thành lập địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện?
Tùy theo định hướng phát triển, chính sách, nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty cần thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện.
Địa điểm kinh doanh có con dấu không?
Địa điểm kinh doanh không thể khắc dấu riêng cho mình, nó chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán rất chặt chẽ và là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do đó nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm này.
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là giám đốc được không?
Giám đốc hoặc người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
Cách đặt tên cho địa điểm kinh doanh khi thành lập
Điều 18 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh.
3. Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Ví dụ về cách đặt tên cho địa điểm kinh doanh
Ví dụ 1:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THUẾ HÀ NỘI
Tên địa điểm kinh doanh: KHO CHỨA HÀNG – CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THUẾ HÀ NỘI
Ví dụ 2:
Tên chi nhánh viết bằng tiếng Việt: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THUẾ HÀ NỘI
Tên địa điểm kinh doanh: ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THUẾ HÀ NỘI– CỬA HÀNG SỐ 1\
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Thành phần, số lượnghồ sơ | A. Thành phần hồ sơ1. Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/ văn phòng đại diện (mẫu quy định);2. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);3. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).4. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
B. Thời hạn giải quyết | 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ |
C. Kết quảthực hiện | – Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanhnếu hồ sơ hợp lệ;- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ |
D. Lệ phí | 100.000 đ/ lần cấp |
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh
Trường hợp doanh nghiệp không có thời gian đi lại, không muốn chờ đợi hoặc muốn đơn giản hóa thủ tục pháp lý đăng ký doanh nghiệp. bạn có liên hệ với chuyên viên của CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THUẾ HÀ NỘI để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết hoặc yêu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
GIÁ DỊCH VỤ TRỌN GÓI | NỘI DUNG THỰC HIỆN | THỜI GIAN |
500.000 đồng | Địa điểm kinh doanh + Mã số địa điểm thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | 3-5 ngày |
Khi sử dụng các dịch vụ từ daotaoketoanthuehanoi.vn sẽ được hỗ trợ cung cấp phần mềm kế toán chuyên nghiệp đầy đủ chức năng miễn phí.